Sao Mai cùng Israel thành lập Trung tâm nghiên cứu giống thủy sản
Tập đoàn Sao Mai quyết tâm tạo bước đột phá hết sức táo bạo để thực hiện “cuộc cách mạng” về chất lượng cá tra giống từ khâu đầu tiên bằng việc hợp tác với Viện nghiên cứu Công nghệ sản xuất nuôi trồng thuỷ sản (Israel) xây dựng Trung tâm nghiên cứu cá giống. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn không chỉ riêng cho Sao Mai mà còn giúp cho ngành hàng Cá tra Việt Nam phát triển bền vững, đó là khắc phục triệt để tình trạng khan cá tra giống khi vào cao điểm và ngăn chặn tỷ lệ hao hụt cá thịt trong quá trình thả nuôi
Trong 4 ngày từ 11-14/6, Sao Mai Group đã cử cán bộ chuyên môn cùng nhóm chuyên gia nghiên cứu Israel đi khảo sát thực tế tại các Trung tâm giống thuỷ sản ĐBSCL, vùng nuôi của các hộ liên kết với Sao Mai để đánh giá toàn bộ quy trình sản xuất, lai tạo giống cá tra của VN. Đây là cơ sở dữ liệu rất quan trọng để hai bên cùng tiến tới hợp tác nghiên cứu cải tiến chất lượng cá giống, lai tạo ra các thế hệ giống F1, F2, F3 cung cấp cho các hộ nuôi tại khu vực ĐBSCL nói riêng và cho cả nước nói chung.
Hiện nay, toàn vùng ĐBSCL có hơn 100 cơ sở lai giống cá tra bố mẹ và gần 1.900 hộ vệ tinh tham gia ương cá giống với tổng diện tích mặt nước khoảng 1.500 ha; sản lượng cá bột sản xuất ước đạt hơn 16 tỷ con/năm, tập trung ở các địa phương như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… trong đó An Giang là tỉnh sản xuất và cung ứng cá tra bột chủ yếu của khu vực với tổng lượng từ1,5 đến 4 tỷ con/năm.
Tuy nhiên, thời gian qua chất lượng con giống suy giảm kéo theo tỷ lệ hao hụt lên đến hơn 50% trong các ao nuôi. Ngoài ra, tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều các bệnh trên cá tra như: Xuất huyết trắng mang, trắng gan, nhất là căn bệnh gan thận mủ… nguyên nhân là do đàn cá bố mẹ bị thoái hóa, lai cận huyết đến mức đáng báo động. Mặt khác, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất cá bột, cho cá đẻ ép, đẻ non và đẻ mật độ quá dày trong năm đã khiến cho chất lượng cá giống ngày càng suy giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng sản phẩm Filett cá tra xuất khẩu.
Việc Tập đoàn Sao Mai thành lập Trung tâm cá tra giống ứng dụng công nghệ cao nhằm thay đổi toàn bộ chất lượng và tiến tới ổn định đầu vào con giống thả nuôi. Đây là mắc xích quan trọng để Sao Mai hoàn thành sứ mệnh khép kín chuỗi giá trị cá tra Việt Nam. Sao Mai đã thực hiện khát vọng phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam khi chấm dứt tinh trạng khủng hoảng thừa – thiếu nguồn cá tra nguyên liệu góp phần tái cấu trúc ngành hàng cá tra theo hướng bền vững và hiệu quả cao.
Bài viết khác
-
Hội Thảo Sao Mai Super Feed - Sự Lựa Chọn Thông Minh tại xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, An Giang
- Ngày đăng: 05-10-2020
- Lượt xem: 4010
Ngày 02-10-2020, Hội thảo ”Sao Mai Super Feed – Sự lựa chọn thông minh” do Công ty TNHH Sao Mai Super Feed tổ chức tại xã Mỹ Hòa Hưng, Tp. Long Xuyên, An Giang.
Chi tiết -
Khách tham quan nhà máy Sao Mai Super Feed
- Ngày đăng: 21-08-2020
- Lượt xem: 4549
Trong tuần vừa qua, Sao Mai Super Feed đã tổ chức buổi tham quan nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản cho khách hàng tại cụm Công Nghiệp Vàm Cống (huyện Lấp Vò, Đồng Tháp).
Chi tiết -
Bà con phấn khởi thu hoạch cá Rô cùng Sao Mai Super Feed
- Ngày đăng: 19-06-2020
- Lượt xem: 4367
Bà con phấn khởi thu hoạch cá Rô cùng Sao Mai Super Feed
Chi tiết -
Kết quả thu hoạch cá lóc của khách hàng
- Ngày đăng: 07-05-2020
- Lượt xem: 2182
Vào tháng 04/2020 vừa rồi, khách hàng Nguyễn Thị Kim Tươi đã thu hoạch cá lóc sử dụng thức ăn Sao Mai với kết quả ngoài sự mong đợi
Chi tiết -
Cải tiến sử dụng tinh bột mì trong thức ăn Thủy sản Sao Mai
- Ngày đăng: 19-02-2020
- Lượt xem: 3092
Sao Mai Super Feed đã triển khai sử dụng tinh bột mì để thay thế mì lát dùng làm nguyên liệu thức ăn thủy sản.
Chi tiết