Nông dân nuôi cá lóc, cá sặc bổi ”thắng đậm”
Từ đầu năm 2019 đến nay, nông dân nuôi cá lóc, cá sặc bổi trong và ngoài tỉnh rất phấn khởi, bởi giá luôn ở mức cao, nông dân “thắng đậm”.
Nông dân nuôi cá lóc ghép với cá thác lác cườm, cho hiệu quả kinh tế cao
Nội địa “ăn” nhiều
Gia đình bà Nguyễn Thị Lan (xã Hòa Lạc, Phú Tân) nuôi 5 hầm cá lóc, bình quân mỗi hầm diện tích mặt nước 1ha. Sản lượng bình quân 60 tấn/vụ/ha. Với giá bán cho thương lái 48.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bà Lan lãi trên 10.000 đồng/kg. Đây là mức lãi cao nhất trong vòng 10 năm qua. “Cá lóc năm nay có giá nhờ thị trường nội địa lẫn xuất khẩu tiêu dùng rất mạnh. Hiện nay, mỗi ngày nông dân có khoảng 700 tấn cá cũng bán hết, vì thương lái tìm đến hầm mua rất nhiều. Năm nay, giá cá lóc tăng cao, thức ăn tăng nhưng đồng lãi bù đắp được chi phí bỏ ra nên nông dân rất phấn khởi” - bà Lan chia sẻ.
Không chỉ có gia đình bà Lan, nhiều hộ nông dân ở xã Hòa Lạc cũng phấn khởi bởi hiệu quả sản xuất mỗi mùa vụ rất cao. “Chưa bao giờ người nuôi cá lóc phấn khởi như năm nay. Từ người nuôi cá thương phẩm đến hộ làm giống, các công ty chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản cũng vui, vì bán được rất nhiều sản phẩm” - ông Cao Văn Be (xã Hòa Lạc) phân tích.
Một trong những nguyên nhân giúp mặt hàng cá lóc được người tiêu dùng “ăn” nhiều, trước hết do bệnh dịch tả heo Châu Phi xuất hiện. Ngay sau khi tỉnh Thanh Hóa, địa phương đầu tiên của cả nước công bố dịch, thương lái ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc đã tìm đến các địa phương như: An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Hậu Giang… tìm mua cá lóc mang đi tiêu thụ. Từ đó, lượng cá tiêu thụ tại thị trường nội địa ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh trở nên thiếu hụt, giá cá tăng hàng ngày. Một trong những nguyên nhân khác khiến người tiêu dùng “ăn” cá lóc mạnh là do người nuôi cá đã lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng, cụ thể ngư dân nuôi cá lóc hiện nay sử dụng phương pháp bơm nước hàng ngày, từ đó môi trường nước trong hầm cá rất sạch.
Cùng với biện pháp bơm nước, ngư dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi như cho cá ăn lượng đạm thích hợp với từng độ tuổi khác nhau. Ao nuôi cá lóc, đa phần ngư dân sử dụng loại ao đáy treo, nghĩa là khi cần, bà con rút bọng để xả nước ra kênh, từ đó môi trường nước trong ao rất sạch. Chẳng những cá ăn lượng đạm phù hợp, trong khẩu phần ăn hàng ngày, nông dân luôn tăng cường chất xơ, từ đó giúp cá khỏe mạnh, thịt cá thơm, ngon nên người tiêu dùng rất thích.
Thương lái đưa xe tải đến hầm bắt cá để chở ra cửa khẩu. Ảnh: MINH HIỂN
Xuất khẩu gia tăng
Không chỉ có mặt hàng cá lóc giá tăng cao, người nuôi cá sặc bổi cũng “thắng đậm”, bởi có thời điểm, giá cá sặc bổi ở mức 84.000 đồng/kg. Với mức giá này, chỉ tính riêng khâu nuôi ngư dân lãi trên 15.000 đồng/kg. Mức lợi nhuận còn lại được phân chia cho các công ty chế biến thức ăn và thuốc thú y thủy sản, thương lái đến mua cá tại hầm và các đại lý, vựa cá ở các chợ đầu mối. Cá có giá, người nuôi lẫn doanh nghiệp chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản đều có lời. Song, vấn đề đặt ra là giá cá neo ở mức cao sẽ được bao lâu? Hay là thấy người nuôi cá lóc, cá sặc bổi lời nhiều, những người nuôi cá tra, cá rô, cá mè vinh nhảy vào cuộc chơi, từ đó sẽ dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.
“Năm nay, cá lóc có giá, ngoài thị trường tiêu thụ nội địa, các mặt hàng cá kể trên còn được xuất khẩu mạnh, phục vụ người tiêu dùng Campuchia. Bình quân mỗi ngày, ở các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam - Campuchia của An Giang, Đồng Tháp… lượng cá xuất trên 500 tấn. Doanh nghiệp nước bạn đưa xe trọng tải lớn xuống đến cửa khẩu để nhận hàng, giao tiền, từ đó lượng cá trong nội địa được tiêu thụ rất mạnh” - bà Võ Thị Nhanh (thương lái bán cá cho thị trường Campuchia) thông tin. Khác với những năm trước, năm nay thị trường Campuchia không chỉ “ăn” mặt hàng cá lóc loại từ 300-500gr, mà cá ở tất cả các kích cỡ đều mua mạnh.
Không chỉ có thị trường Campuchia, cá lóc, cá sặc bổi còn được các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Hậu Giang, Khánh Hòa… mua để xuất đi các thị trường cấp thấp như Châu Phi. Tại nhà máy, cá được đánh sạch vẩy, cắt tiết, móc bỏ nội tạng rồi xẻ bướm đông lạnh. Đa phần sản phẩm được xuất khẩu bằng hình thức container ghép, nghĩa là xuất chung với mặt hàng cá tra fillet, cá lóc, cá sặc bổi, cá rô… Đây là những mặt hàng phục vụ cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Nông dân nuôi cá lóc, cá sặc bổi “thắng đậm” đã góp phần phần tích cực cho mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói riêng và của tỉnh nói chung- khi mặt hàng cá tra xuất khẩu gặp khó. Tính đến thời điểm này, đối với An Giang, nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ” của nền kinh tế, vì vậy, năm nào các sản phẩm nông nghiệp có giá thì đời sống người nông dân khấm khá hơn và ngược lại. Câu hỏi đặt ra ở đây, làm thế nào để giá các sản phẩm nông nghiệp luôn ở mức cao. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý, chuyên môn đều biết, song để giải nó là chuyện không dễ, bởi chúng ta vẫn chưa điều tiết được sản xuất, nông sản làm ra người nông dân vẫn chưa quyết định được giá bán, mà đa phần phụ thuộc vào thương lái. Nông dân vẫn còn tập quán làm ăn riêng lẻ, thay vì đi vào con đường làm ăn hợp tác, vì vậy khi các vấn đề vừa nêu được giải quyết một cách rốt ráo thì sản phẩm nông nghiệp mới mong có giá cả ổn định.
“Nông dân nuôi cá sặc bổi, cá lóc “thắng đậm”, bà con rất vui, người làm cá giống, bán thức ăn cũng vui nhưng những người làm khô thì rất lo, bởi giá cá nguyên liệu quá cao. Cụ thể, thương lái chở cá về bán cho các cơ sở chế biến từ 52.000-55.000 đồng/kg, trong khi để có 1kg khô thành phẩm, phải mất 4kg cá nguyên liệu, từ đó giá thành sản xuất 1kg khô cá lóc ở mức 260.000 đồng/kg, sản phẩm rất khó tiêu thụ trên thị trường” - bà Nguyễn Thị Lãnh (thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn) phân tích. |
Bài viết khác
-
Ông Lê Thanh Thuấn: “Ai nuôi cá cho IDI mà lỗ thì chính tôi lấy tiền túi ra bù”
- Ngày đăng: 27-12-2021
- Lượt xem: 1158
Đó là khẳng định có căn cứ và có cơ sở minh chứng cho mô hình vùng nuôi liên kết giữa IDI và nông dân là hoàn toàn đúng đắn. IDI đã đi trước xây dưng thành công chuỗi sản xuất cá tra khép kín, phù hợp với quy luật thị trường bởi sự hài hòa lợi ích đôi bên”, ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty IDI chia sẻ.
Chi tiết -
Hội nghị hiệp thương tiếp xúc cử tri nơi công tác Giới thiệu đồng chí Lê Xuân Quế - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó TGĐ Tập đoàn Sao Mai ứng cử ĐBQH khoá XV và tái cử ĐBHĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Ngày đăng: 11-03-2021
- Lượt xem: 2823
Chiều ngày 6/3/2021, Lãnh đạo Tập đoàn Sao cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị hiệp thương bước 2 tiếp xúc cư tri nơi công tác để giới thiệu đồng chí Lê Xuân Quế - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ; Phó TGĐ Tập đoàn Sao Mai ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và tái cử ĐB HĐND tỉnh An Giang khoá X, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Hội nghị có trên 100 cán bộ, Đảng viên, nhân viên đại diện cho hàng chục ngàn lao động của Tập đoàn.
Chi tiết -
Thức ăn Sao Mai Super Feed được khách hàng đánh giá cao
- Ngày đăng: 28-05-2020
- Lượt xem: 2430
Thức ăn Sao Mai Super Feed được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và quy mô nhất Việt Nam với chất lượng hàng đầu. Các loại sản phẩm hiện có bao gồm thức ăn dành cho cá da trơn và cá có vảy như: cá tra, cá basa, cá lóc, nàng hai, rô phi, điêu hồng,..
Chi tiết -
Mỹ giảm thuế chống bán phá giá đối với cá tra – basa
- Ngày đăng: 07-05-2020
- Lượt xem: 1428
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa thông báo kết quả chính thức của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2017 đến ngày 31/7/2018 đối với sản phẩm cá tra-basa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
Chi tiết -
Sao Mai Super Feed được vinh danh Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2019
- Ngày đăng: 18-01-2020
- Lượt xem: 2535
Chiều ngày 17/01/2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức họp mặt doanh nghiệp và tuyên dương danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu”, “Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu biểu”, “Doanh nhân năng động sáng tạo”.
Chi tiết