Nhiều mặt hàng thủy sản sẽ được hưởng thuế ưu đãi xuất khẩu khi thực hiện Hiệp định CPTPP
Vừa qua, Bộ Tài Chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giai đoạn 2019 - 2020. Dự kiến sẽ có khoảng 300 mặt hàng sẽ được hưởng các mức thuế ưu đãi và ưu đãi đặc biệt.
Vừa qua, Bộ Tài Chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giai đoạn 2019 - 2020. Dự kiến sẽ có khoảng 300 mặt hàng sẽ được hưởng các mức thuế ưu đãi và ưu đãi đặc biệt.
Hiệp định CPTPP đã được các thành viên ký ngày 08/3/2018 tại Santiago (Chile) và được Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/11/2018 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.
Kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, vấn đề thuế, hải quan được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu muốn biết được lộ trình cắt giảm thuế xuất cụ thể để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, còn doanh nghiệp nhập khẩu muốn nắm bắt mức thuế giảm khi nhập khẩu ra sao để tính toán sao cho có lợi nhuận nhất.
Để triển khai thực hiện cam kết về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP, Dự thảo Nghị định về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo từng giai đoạn đã được Bộ Tài chính xây dựng và trình Chính phủ.
Theo đó, thuế suất áp dụng cho giai đoạn 2019-2022: Áp dụng quy định của Hiệp định vào thực tế, Mê-hi-cô thông báo sẽ áp dụng thời điểm cắt giảm thuế lần đầu tiên vào ngày Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam (14/1/2019); các nước Ô-xtơ-rây-lia, Ca-na-đa, Nhật Bản, Niu Di-lân, Xinh-ga-po thông báo áp dụng thời điểm cắt giảm thuế lần đầu tiên vào ngày Hiệp định có hiệu lực đối với các nước này (30/12/2018). Trên cơ sở đó, lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam sẽ áp dụng cho 02 nhóm nước: Mê-hi-cô áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu năm thứ nhất; Các nước Ô-xtơ-rây-lia, Ca-na-đa, Nhật Bản, Niu Di-lân, Xinh-ga-po áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu năm thứ hai.
Điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP là có chứng từ vận tải và tờ khai nhập khẩu thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước trên. Yêu cầu cung cấp chứng từ vận tải và tờ khai nhập khẩu nhằm mục đích đảm bảo kiểm soát được hàng hóa thực tế được nhập khẩu vào lãnh thổ các nước theo quy định do quy trình xuất khẩu không áp dụng được chứng nhận xuất xứ (C/O) như trường hợp nhập khẩu. Tại thời điểm làm thủ tục hải quan, trên thực tế hàng hóa xuất khẩu chưa có các chứng từ vận tải và tờ khai nhập khẩu thể hiện đích đến như quy định, do đó Nghị định quy định tại thời điểm này hàng hóa áp dụng mức thuế suất quy định tại Biểu thuế xuất khẩu hiện hành (không phải thuế suất ưu đãi), sau khi nộp chứng từ vận tải quy định thì được cơ quan quản lý thuế xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của Luật Quản lý thuế (Điều 47) và các điều khoản hướng dẫn thi hành.
Cam kết cắt giảm thuế của các nước thành viên sẽ là cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Đáng chú ý, trong biểu thuế trên Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cố gắng đưa ra so sánh thuế suất của các FTA so với CPTPP để doanh nghiệp lựa chọn các mức thuế suất ưu đãi phù hợp. Đây là một trong những cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt những lợi thế trong xuất, nhập khẩu.
Riêng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, các mặt hàng thủy sản sẽ được các nước thành viên xóa bỏ ngay hoặc vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (riêng cá ngừ chế biến xóa bỏ vào năm thứ 10). Điều này giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu sang các nước thành viên.
Đặc biệt, Đối với thị trường Nhật Bản, đây là thị trường quan trọng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mặc dù đã có hai hiệp định thương mại với Việt Nam là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản (VJFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), nhưng vẫn giữ mức thuế 3,5% đối với thủy sản tươi sống và 7,3% đối với thủy sản chế biến của Việt Nam nhập khẩu vào nước này.
Theo cam kết của Nhật bản tại Hiệp định CPTPP, đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam trong đó có tôm đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến (HS 160521) được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Bên cạnh đó, các mặt hàng như cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua ghẹ... cũng được hưởng thuế suất 0%.
Hiệp định CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu người với tổng kim ngạch thương mại vượt 10.000 tỷ USD. Dù không có quy mô bằng Hiệp định TPP cũ, nhưng Hiệp định này cũng giúp nhiều nước tiếp cận được với các thị trường thương mại tự do mới.
Đối với cam kết mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước. Từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.
Với việc tham gia CPTPP, GDP Việt Nam dự báo sẽ tăng thêm 1,3% và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng thêm 4%. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế xâm nhập và tiếp cận sâu vào các thị trường bên kia Thái Bình Dương gồm Canada, Mexico và Peru. Đây là những thị trường mà Việt Nam chưa ký hiệp định thương mại. Hiệp định CPTPP hứa hẹn về một triển vọng tích cực cho các ngành xuất khẩu mà nước ta có thế mạnh, đặc biệt là dệt may, da giày và thủy sản.
Văn Thọ - tongcucthuysan.gov.vn
Bài viết khác
-
Ông Lê Thanh Thuấn: “Ai nuôi cá cho IDI mà lỗ thì chính tôi lấy tiền túi ra bù”
- Ngày đăng: 27-12-2021
- Lượt xem: 1156
Đó là khẳng định có căn cứ và có cơ sở minh chứng cho mô hình vùng nuôi liên kết giữa IDI và nông dân là hoàn toàn đúng đắn. IDI đã đi trước xây dưng thành công chuỗi sản xuất cá tra khép kín, phù hợp với quy luật thị trường bởi sự hài hòa lợi ích đôi bên”, ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty IDI chia sẻ.
Chi tiết -
Hội nghị hiệp thương tiếp xúc cử tri nơi công tác Giới thiệu đồng chí Lê Xuân Quế - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó TGĐ Tập đoàn Sao Mai ứng cử ĐBQH khoá XV và tái cử ĐBHĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Ngày đăng: 11-03-2021
- Lượt xem: 2823
Chiều ngày 6/3/2021, Lãnh đạo Tập đoàn Sao cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị hiệp thương bước 2 tiếp xúc cư tri nơi công tác để giới thiệu đồng chí Lê Xuân Quế - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ; Phó TGĐ Tập đoàn Sao Mai ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và tái cử ĐB HĐND tỉnh An Giang khoá X, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Hội nghị có trên 100 cán bộ, Đảng viên, nhân viên đại diện cho hàng chục ngàn lao động của Tập đoàn.
Chi tiết -
Thức ăn Sao Mai Super Feed được khách hàng đánh giá cao
- Ngày đăng: 28-05-2020
- Lượt xem: 2429
Thức ăn Sao Mai Super Feed được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và quy mô nhất Việt Nam với chất lượng hàng đầu. Các loại sản phẩm hiện có bao gồm thức ăn dành cho cá da trơn và cá có vảy như: cá tra, cá basa, cá lóc, nàng hai, rô phi, điêu hồng,..
Chi tiết -
Mỹ giảm thuế chống bán phá giá đối với cá tra – basa
- Ngày đăng: 07-05-2020
- Lượt xem: 1428
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa thông báo kết quả chính thức của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2017 đến ngày 31/7/2018 đối với sản phẩm cá tra-basa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
Chi tiết -
Sao Mai Super Feed được vinh danh Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2019
- Ngày đăng: 18-01-2020
- Lượt xem: 2535
Chiều ngày 17/01/2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức họp mặt doanh nghiệp và tuyên dương danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu”, “Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu biểu”, “Doanh nhân năng động sáng tạo”.
Chi tiết